Thị Thực Làm việc Tôn giáo

Trên trang này:


FAQ

Tổng quan

Thị thực loại R dành cho những cá nhân muốn đến Hoa Kỳ để làm việc tạm thời về lĩnh vực tôn giáo  như được định nghĩa trong Đạo luật Di trú và Nhập tịch (INA) §101(a)(15)(R).

Tiêu chuẩn

 Các cá nhân  làm việc về tôn giáo bao gồm những người được một  tổ chức có thẩm quyền cho phép  thực hiện các công việc tôn giáo và các nhiệm vụ khác. Các công việc này  thường được  đảm nhận bởi các thành viên có thẩm quyền  của tôn giáo đó hoặc bới những người có nghề nghiệp là tôn giáo . Bạn phải đáp ứng các tiêu chí sau nếu bạn xin thị thực   làm việc tôn giáo:

  • Bạn phải là thành viên của một giáo phái tôn giáo được Hoa Kỳ công nhận là một tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận .
  • Tổ chức tôn giáo của bạn và chi nhánh của nó, nếu có, phải được miễn thuế hoặc đủ điều kiện để được miễn thuế.
  • Bạn phải là:
  1. Thành viên của giáo phái trong hai năm liền trước khi bạn xin thị thực  làm việc về tôn giáo.
  2. Dự định làm việc với tư cách là mục sư của giáo phái , hoặc làm việc  tôn giáo  cho một tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận chân chính (hoặc một chi nhánh được miễn thuế của  tổ chức  tôn giáo)
  3. Nếu trước đây bạn đã từng ở Hoa Kỳ năm năm với tình trạng thị thực này, bạn phải rời Hoa Kỳ ít nhất một năm trước khi xin lại thị thực này. Bạn không bắt buộc phải có một nơi cư trú ở nước ngoài mà bạn không có ý định từ bỏ. Tuy nhiên, bạn phải có ý định rời Hoa Kỳ khi kết thúc tình trạng hợp pháp mà không cần có bằng chứng để chứng minh điều ngược lại.

Bạn không bắt buộc phải có một nơi cư trú ở nước ngoài mà bạn không có ý định từ bỏ. Tuy nhiên, bạn phải có ý định rời Hoa Kỳ khi kết thúc tình trạng hợp pháp mà không cần có bằng chứng để chứng minh điều ngược lại.

Hồ sơ Bảo lãnh

Chủ lao động  của bạn phải nộp Mu đơn I-129, Bảo lãnh  Làm việc Không định cư, cho  Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Để biết thêm thông tin về việc nộp Mẫu đơn I-129, cũng như các yêu cầu, vui lòng tham khảo trang web của USCIS về Thị thực làm việc  Tôn giáo  Tạm thời R-1.

Lưu ý: Chủ lao động tương lai nên nộp bảo lãnh sớm nhất có thể (nhưng không  quá 6 tháng trước khi công việc  bắt đầu) để cung cấp đủ thời gian xử lý hồ sơ bảo lãnh và sau đó là xin thị thực.

Bảo lãnh, Mẫu đơn I-129, phải được chấp thuận trước khi bạn có thể xin thị thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Khi bảo lãnh của bạn đã được chấp thuận, chủ lao động hoặc người đại diện sẽ nhận được thông báo  (Notice of Action), Mẫu đơn I-797, mẫu đơn này  được sử dụng như thông báo chấp thuận cho bảo lãnh của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xác minh sự chấp thuận này  thông qua  Hệ thống Quản lý Thông tin Bảo lãnh (PIMS) của Bộ Ngoại giao trong khi phỏng vấn bạn.

Bạn phải mang theo  số biên nhận bảo lãnh I-129 đến buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ để xác minh sự chấp thuận bảo lãnh. Xin lưu ý rằng  việc hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận không đảm bảo thị thực sẽ được chấp thuận nếu  bạn  không đủ điều kiện được cấp thị thực theo luật di trú của Hoa Kỳ.

Các Giấy tờ cần thiết

Nếu bạn xin thị thực  làm việc về tôn giáo, bạn phải gửi giấy tờ sau:

  • Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS-160). Truy cập trang web DS-160 để biết thêm thông tin về DS-160.
  • Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng trước thời gian bạn định lưu trú tại Hoa Kỳ (trừ khi được miễn theotha thun quc gia c th . . Mỗi đương đơn xin thị thực, kể cả trẻ em, phải có hộ chiếu riêng và mẫu đơn DS160 riêng.
  • Một (1) ảnh 2"x2" (5cmx5cm) chụp trong vòng sáu tháng gần đây. Trang web có thông tin về định dạng ảnh bắt buộc.
  • Biên nhận  đóng phí xin thị thực không định cư. Mức phí là  190 đô la Mỹ, được thanh toán bằng tiền tệ địa phương và phí này sẽ không được hoàn lại. Trang web này có thêm thông tin về việc thanh toán lệ phí này. Nếu thị thực được cấp, tùy theo quốc tịch của đương đơn,  lệ phí  cấp thị thực có thể được áp dụng. Trang web của Bộ Ngoại giao có thể giúp bạn tìm hiểu liệu bạn có phải thanh toán lệ phí  cấp thị thực không và lệ phí là bao nhiêu.
  • Số biên nhận được in trên bảo lãnh I-129 đã được chấp thuận của bạn. Xin lưu ý rằng không cần Mẫu đơn I-797 cho buổi phỏng vấn.

Ngoài những giấy tờ này, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn thông qua dịch vụ này. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.

Cách xin thị thực

Bước 1

Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS-160).

Bước 2

Thanh toán lệ phí xét đơn xin thị thực.

Bước 3

Lên lịch hẹn của bạn trên trang web này. Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:

  • Số hộ chiếu
  • Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin thị thực. (Nhấp vào đây nếu bạn cần trợ giúp tìm số này).
  • Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn
Bước 4

Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn và biên nhận thanh toán phí xin thị thực gốc. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.

Giấy tờ hỗ trợ

Giấy tờ hỗ trợ chỉ là một trong nhiều yếu tố mà viên chức lãnh sự sẽ cân nhắc trong cuộc phỏng vấn của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin thị thực và cân nhắc các yếu tố về công việc, xã hội, văn hóa và các yếu tố khác trong khi quyết định. Viên chức lãnh sự có thể xem xét dự định cụ thể của bạn, hoàn cảnh gia đình, kế hoạch và dự định lâu dài trong quốc gia thường trú của bạn. Mỗi hồ sơ được  xét duyệt riêng biệt theo đúng qui định của luật pháp.

Lưu ý: Không xuất trình giấy tờ giả. Gian lận hoặc trình bày sai có thể dẫn đến việc không đủ điều kiện xin Thị thực vĩnh viễn. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bảo mật, hãy mang theo giấy tờ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong một phong bì được dán kín. Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai và sẽ tôn trọng tính bảo mật của thông tin.

Bạn nên mang theo những giấy tờ sau đến buổi phỏng vấn:

  • Thư của người có thẩm quyền của  tổ chức mà bạn làm việc xác nhận rằng  bạn vẫn giữ tư cách thành viên tôn giáo bên ngoài Hoa Kỳ, và  tổ chức tôn giáo nước ngoài và Hoa Kỳ thuộc các giáo phái tôn giáo như nhau, toàn bộ hoặc một phần. Thư cũng cần xác nhận rằng  trước khi bạn xin thị thực loại R, bạn đã là một thành viên của giáo phái tôn giáo trong khoảng thời gian bắt buộc hai năm.
  • Nếu bạn là giáo sĩ, bạn được ủy quyền thực hiện  các nghi thức tôn giáo cho giáo phái đó. Các nhiệm vụ phải được mô tả chi tiết; hoặc
  • Nếu bạn là một chuyên gia tôn giáo, ít nhất bạn phải có một bằng tú tài hoặc tương đương và đó là bằng bắt buộc phải có mới được tham gia lĩnh vực tôn giáo; hoặc
  • Nếu bạn làm việc không chuyên về tôn giáo, bạn sẽ đủ điều kiện nếu loại công việc sẽ làm liên quan đến công việc tôn giáo truyền thống.
  • Các thỏa thuận về tiền thù lao, bao gồm tiền lương và các  khoản phúc lợi khác như thực phẩm và nhà ở, và bất kỳ lợi ích nào khác mà  có thể quy ra tiền và  giấy tờ xác nhận số tiền thù lao được trả cho công việc được thực hiện.
  • Tên và địa điểm của đơn vị tổ chức cụ thể của giáo phái tôn giáo hoặc chi nhánh mà bạn sẽ cung cấp dịch vụ.
  • Nếu bạn sẽ làm việc cho một tổ chức có liên kết với giáo phái tôn giáo, mô tả về bản chất mối quan hệ giữa hai tổ chức đó.
  • Bằng chứng về tài sản của tổ chức tôn giáo và các phương thức hoạt động.
  • Giấy tờ về hoạt động của tổ chức theo luật hiện hành của tiểu bang.

Thông tin Thêm

Để có thêm thông tin về Thị thực dành cho nhân viên hoạt động tôn giáo, truy cập trang web của Bộ Ngoại giao.