Thị Thực Du học

Trên trang này:


FAQ

Tổng quan

Hoa Kỳ hoan nghênh các công dân nước ngoài đến Hoa Kỳ để học tập. Trước khi xin Thị thực, tất cả đương đơn xin Thị thực cần được sự đồng ý và chấp thuận từ trường học hoặc chương trình của họ. Sau khi đồng ý, tổ chức giáo dục sẽ cung cấp cho mỗi đương đơn giấy tờ chấp thuận cần thiết để gửi đi khi xin Thị thực học sinh.

Mô tả Thị thực và các Tiêu chuẩn

Thị thực F-1

Đây là loại Thị thực học sinh phổ biến nhất. Nếu bạn muốn tham gia học tập tại Hoa Kỳ tại một trường đã được chấp thuận, như trường cao đẳng hoặc đại học được công nhận tại Hoa Kỳ, trường trung học tư thục hoặc chương trình ngôn ngữ tiếng Anh đã được chấp thuận thì bạn cần có Thị thực F-1. Bạn cũng sẽ cần Thị thực F-1 nếu khóa học của bạn có thời lượng trên 18 giờ mỗi tuần.

Thị thực M-1

Nếu bạn dự định tham gia học nghề hoặc đào tạo thực hành tại một học viện của Hoa Kỳ thì bạn cần thị thực M-1.

Bạn có thể tìm thêm thông tin về từng loại Thị thực này và cơ hội học tập tại Hoa Kỳ tại trang web Giáo dục của Hoa Kỳ.

Các Trường Công của Hoa Kỳ

Luật Hoa Kỳ không cho phép học sinh nước ngoài học tại trường cấp một công (từ nhà trẻ đến lớp 8) hoặc chương trình giáo dục người lớn được nhà nước tài trợ. Do đó, Thị thực F-1 không được cấp cho người muốn học tập tại những trường này.

Thị thực F-1 có thể được cấp để học tập tại trường cấp hai công (từ lớp 9 đến lớp 12) nhưng học sinh chỉ được tham gia học tập tối đa là 12 tháng tại trường. Trường cũng phải nêu rõ trên Mẫu đơn I-20 rằng học sinh đã thanh toán chi phí giáo dục không được trợ cấp và số tiền mà học sinh đã nộp cho mục đích đó.

Để biết thêm thông tin về các yêu cầu pháp lý của F-1, truy cập trang web của Bộ Ngoại giao.

Lưu ý: Người có Thị thực A, E, F-2, G, H-4, J-2, L-2, M-2 hoặc những người có thị thực không định cư theo diện người phụ thuộc  có thể đăng ký vào các trường công cấp một và cấp hai.

Trợ giúp Học sinh, Tìm Trường tại Hoa Kỳ

Những học sinh muốn đăng ký học tập tại một tổ chức giáo dục ở Hoa Kỳ nên liên hệ và đến Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Các Giấy tờ cần thiết

Để xin thị thực loại F hoặc M, bạn cần những giấy tờ sau:

  • Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS-160). Truy cập trang web DS-160 để biết thêm thông tin về DS-160.
  • Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng tính từ thời điểm bạn dự định rời khỏi Hoa Kỳ (trừ khi được miễn theo tha thun quc gia c th. Mỗi đương đơn xin thị thực, kể cả trẻ em, phải có hộ chiếu riêng và mẫu đơn DS160 riêng.
  • Một (1) ảnh 2"x2" (5cmx5cm) chụp trong vòng sáu tháng gần đây. Trang web có thông tin về định dạng ảnh bắt buộc.
  • Biên nhận thể hiện khoản thanh toán lệ phí xử lý đơn xin Thị thực không định cư không hoàn lại trị giá 160 đô la Mỹ đã được thanh toán bằng tiền tệ địa phương. Trang web này có thêm thông tin về việc thanh toán lệ phí này. Nếu Thị thực được cấp, có thể có lệ phí tương hỗ bổ sung cho việc cấp Thị thực, tùy theo quốc tịch của bạn. Trang web của Bộ Ngoại giao có thể giúp bạn tìm hiểu liệu bạn có phải thanh toán lệ phí tương hỗ cấp Thị thực không và lệ phí là bao nhiêu.
  • Mẫu đơn I-20 đã được chấp thuận từ trường học hoặc chương trình tại Hoa Kỳ.
  • Biên nhận thanh toán lệ phí của Hệ thống Theo dõi Sinh viên và Khách Trao đổi (SEVIS). Trang web tại đây có thêm thông tin về việc thanh toán lệ phí này.

Ngoài những giấy tờ này, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn thông qua dịch vụ này. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.

Cách XinThị thực

Bước 1

Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS-160).

Bước 2

Thanh toán lệ phí xét đơn xin Thị thực.

Bước 3

Lên lịch hẹn của bạn trên trang web này. Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:

  • Số hộ chiếu
  • Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị thực. (Nhấp vào đây nếu bạn cần trợ giúp tìm số này).
  • Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn
Bước 4

Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin Thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn và biên nhận thanh toán phí xin Thị thực gốc. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.

Giấy tờ Hỗ trợ

Giấy tờ hỗ trợ chỉ là một trong nhiều yếu tố mà viên chức lãnh sự sẽ cân nhắc trong cuộc phỏng vấn của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin Thị thực và cân nhắc các yếu tố về công việc, xã hội, văn hóa và các yếu tố khác trong khi quyết định. Viên chức lãnh sự có thể xem xét dự định cụ thể của bạn, hoàn cảnh gia đình, kế hoạch và dự định lâu dài trong quốc gia thường trú của bạn. Mỗi hồ sơ sẽ được xét duyệt riêng biệt theo đúng qui định của luật pháp.

Lưu ý: Không xuất trình giấy tờ giả. Gian lận hoặc trình bày sai có thể dẫn đến việc không đủ điều kiện xin Thị thực vĩnh viễn. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bảo mật, hãy mang theo giấy tờ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong một phong bì được dán kín. Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai và sẽ tôn trọng tính bảo mật của thông tin.

Bạn nên mang theo những giấy tờ sau đến buổi phỏng vấn:

  • Giấy tờ thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ về tài chính, xã hội và gia đình đối với đất nước của bạn mà sẽ khiến bạn phải trở về quốc gia của mình sau khi chương trình học tập tại Hoa Kỳ kết thúc.
  • Giấy tờ về tài chính và mọi giấy tờ khác mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ việc xin Thị thực và cung cấp bằng chứng tin cậy rằng bạn có đủ ngân sách sẵn có để thanh toán mọi chi phí cho năm học đầu tiên và rằng bạn có quyền sử dụng ngân sách đủ để chi trả mọi chi phí trong khi bạn lưu trú tại Hoa Kỳ. Đương đơn M-1 phải chứng minh khả năng thanh toán học phí và chi phí ăn ở trong toàn bộ khoảng thời gian dự định lưu trú của họ.
  • Bản sao các bản sao kê ngân hàng sẽ không được chấp nhận trừ khi bạn cũng có thể xuất trình bản sao kê ngân hàng gốc hoặc sổ sách ngân hàng gốc.
  • Nếu bạn được người khác tài trợ về tài chính, hãy mang theo bằng chứng về mối quan hệ của bạn với người tài trợ (chẳng hạn như giấy khai sinh của bạn), mẫu đơn thuế gốc gần đây nhất của người tài trợ và sổ sách ngân hàng của người tài trợ và/hoặc chứng nhận tiền gửi cố định.
  • Các giấy tờ thể hiện sự chuẩn bị học tập. Các giấy tờ hữu ích bao gồm bản sao học bạ (ưu tiên bản gốc) có điểm số, chứng chỉ, chứng nhận  (trình độ A, v.v.), điểm SAT, TOEFL, v.v. và các bằng cấp.

Người phụ thuộc

Vợ/chồng và/hoặc con chưa kết hôn dưới 21 tuổi muốn đi cùng hoặc tham gia cùng người có thị thực chính tại Hoa Kỳ trong thời gian lưu trú của họ cần có Thị thực dành cho người phụ thuộc  loại F hoặc M. Không có Thị thực diện người phụ thuộc cho bố mẹ của người có Thị thực loại F hoặc M.

Các thành viên gia đình không dự định cư trú tại Hoa Kỳ với người có thị thực chính mà chỉ muốn đi  thăm có thể đủ điều kiện xin thị thực du lịch (B-2).

Đương đơn có thị thực theo diện phụ thuộc loại F hoặc M  không được làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu vợ/chồng hoặc con của đương đơn chính muốn tìm việc làm,  họ phải xin thị thực làm việc phù hợp.

Giấy tờ Hỗ trợ cho người phụ thuộc

Đương đơn có người phụ thuộc cũng phải cung cấp:

  • Bằng chứng về mối quan hệ của đương đơn chính với vợ/chồng và/hoặc con (chẳng hạn như giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh)
  • Gia đình nên xin thị thực cùng lúc nhưng nếu vợ/chồng và/hoặc con phải xin thị thực riêng sau đó, họ nên mang theo bản sao hộ chiếu và thị thực của đương đơn chính cùng tất cả các giấy tờ bắt buộc khá

Thông tin Khác

Thực tập (OPT)

Người có thị thực F-1 có thể đủ điều kiện tham gia  khóa thực tập OPT  tối đa 12 tháng sau khi hoàn thành tất cả các yêu cầu của khóa học để tốt nghiệp (không bao gồm luận án hoặcđề tài tương đương), hoặc sau khi hoàn thành tất cả các yêu cầu. OPT được tách riêng khỏi việc học tập của học sinh, và thời gian dành cho OPT thường sẽ không được phản ánh trong chương trình học tập của học sinh hoặc vào ngày hoàn thành học tập. Những học sinh xin thị thực loại F để thực hiện OPT có thể xuất trình mẫu đơn I-20  khi khóa học có thể đã kết thúc . Tuy nhiên, những mẫu đơn I-20 này phải được chú thích bởi cán bộ được chỉ định của trường để phản ánh sự chấp thuận của chương trình OPT kéo dài sau khi thời gian học tập  đã kết thúc. Ngoài ra, học sinh phải có bằng chứng thể hiện USCIS đã chấp thuận chương trình  thực tập của họ hoặc đơn xin đang chờ xử lý, dù ở hình thức  Giấy phép Làm việc đã được chấp thuận hoặc Mẫu đơn I-797 cho biết họ có đơn xin đang chờ xử lý cho chương trình OPT.

 
Học sinh, sinh viên đang lưu trú tại Hoa Kỳ

Theo luật di trú Hoa Kỳ,  học sinh, sinh viên (F-1 hoặc M-1) có thể mất tình trạng thị thực  nếu họ không tiếp tục việc học trong vòng năm tháng kể từ ngày chuyển trường hoặc chương trình. Nếu học sinh mất tình trạng thị thực, , thị thực loại F hoặc M của học sinh cũng sẽ không còn hiệu lực để  quay lại Hoa Kỳ trong tương lai trừ khi USCIS khôi phục tình trạng của học sinh. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của USCIS và các hướng dẫn  về Đơn xin Gia hạn/Thay đổi Tình trạng Không định cư Mẫu đơn I-539 để yêu cầu khôi phục tình trạng.

Hiệu lực của thị thực sau thời gian học sinh gián đoạn việc học.

 

Những học sinh gián đoạn việc học từ năm tháng trở lên không cần xin thị thực F-1 mới để quay lại Hoa Kỳ nếu thị thực F-1 của họ còn hiệu lực và học sinh còn duy trì tình trang du học sinh ở Hoa Kỳ. Viên chức hải quan (CBP) tại cửa khẩu nhập cảnh sẽ quyết định liệu học sinh có được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ hay không. Học sinh nên tư vấn với viên chức  của trường trước khi rời Hoa Kỳ để đảm bảo rằng tình trạng du học của mình được duy trì và cập nhật trên hệ thống Quản lý Du học sinh (SEVIS) và trong trường hợp cần thiết, học sinh có thể xin cấp I-20 mới.   

Thông tin Hướng dẫn Du học tại Hoa Kỳ

Chương trình Du học sinh và Khách Trao đổi (SEVP) thuộc Đơn vị Điều tra An ninh Nội địa (HSI) của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) vừa triển khai trang Thông tin Hướng dẫn Du học tại Hoa Kỳ với nhiều đổi mới. Công cụ mới này cho phép người dùng tạo riêng cho mình một tài liệu với các thông tin hướng dẫn về đời sống du học sinh quốc tế theo loại thị thực (F-1 và M-1) và cấp học cụ thể của mình. Mỗi tài liệu hướng dẫn đều có thông tin về việc chuẩn bị nhập cảnh Hoa Kỳ, đi lại, học tập, các quyền lợi dành cho sinh viên, chuyển đổi tình trạng, và xuất cảnh Hoa Kỳ. Người dùng có thể bỏ qua các bước để tới thẳng một phần cụ thể nào đó trong mỗi tài liệu hướng dẫn hoặc in ra một tờ tài liệu hướng dẫn được thiết kế riêng theo đúng các lựa chọn của họ.