Thị Thực diện Khách Trao đổi

Trên trang này:


FAQ

Tổng quan

Hoa Kỳ hoan nghênh các công dân nước ngoài đến Hoa Kỳ để tham gia các chương trình trao đổi. Trước khi xin thị thực diện Khách trao đổi, tất cả đương đơn cần phải được sự đồng ý và chấp thuận từ nhà tài trợ chương trình được ủy quyền. Sau khi được chấp thuận, đương đơn sẽ nhận được từ tổ chức giáo dục hoặc nhà tài trợ chương trình các giấy tờ chấp thuận cần thiết để  xin thị thực.

Thị Thực loại J của chương trình  khách trao đổi được thiết kế để tăng cường sự giao lưu về con người, kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật và khoa học. Đương đơn bao gồm học sinh thuộc các cấp học; học viên được đào tạo thực tế với các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan; giáo viên các trường tiểu học, trung học và chuyên ngành; các giáo sư đến để giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các học viện học tập cao hơn; các học giả nghiên cứu; học viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực y tế và liên kết; và khách quốc tế đến với mục đích du lịch, quan sát, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ, hoặc thể hiện kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, hoặc tham gia vào các chương trình giao lưu có tổ chức .

Các chương trình do chính phủ tài trợ

Đương đơn xin thị thực khách trao đổi J do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ và những người phụ thuộc của họ không phải trả phí xin thị thực nếu đang tham gia chương trình trao đổi văn hóa và giáo dục do Bộ ngoại giao, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID, hoặc Liên bang tài trợ với số sê-ri chương trình bắt đầu bằng G-1, G-2, G-3 hoặc G-7 được in trên Mẫu DS-2019, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tư cách khách trao đổi. Những người nộp đơn xin thị thực trao đổi (visa J) được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ và những người phụ thuộc của họ cũng không phải trả phí cấp thị thực hiện hành.
Lưu ý: Những người nộp đơn xin thị thực trao đổi (visa J) được chính phủ tài trợ và những người phụ thuộc của họ không nên đóng phí xin và cấp thị thực vì phí này sẽ không được hoàn trả.

Đương đơn gia hạn thị thực qua đường bưu điện cho thị thực loại J theo chương trình do chính phủ tài trợ tham khảo hướng dẫn tại đây.

Người phụ thuộc

Vợ/chồng hoặc con chưa kết hôn dưới 21 tuổi muốn đi cùng hoặc tham gia cùng người có thị thực J-1 đến Hoa Kỳ trong thời gian lưu trú của họ phải có thị thực J-2. Vợ/chồng hoặc con không dự định cư trú tại Hoa Kỳ với người có thị thực chính mà chỉ muốn đi  thăm có thể  xin Th thc du lch (B-2).

Vợ/chồng và/hoặc con đương đơn chính theo diện  thị thực  khách trao đổi tại Hoa Kỳ không được làm việc  khi sử dụng  thị thực J-2 trừ khi họ đã nộp Mu đơn I-765, Đơn xin cấp Giấy phép Làm việc và được  Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS)  xem xét và chấp thuận  cho phép  làm việc. Vui lòng truy cập trang web của USCIS và xem thêm  tài liệu PDF với tiêu đề "Giấy phép Làm việc" để  biết thêm thông tin.

Các Giấy tờ cần thiết

Để xin Thị thực loại J, bạn phải nộp những giấy tờ sau:

  • Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS-160). Truy cập trang web DS-160 để biết thêm thông tin về DS-160.
  • Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng (trừ khi được miễn theo tha thun quc gia c th.  Mỗi đương đơn xin thị thực, kể cả trẻ em, phải có hộ chiếu riêng và mẫu đơn DS160 riêng.
  • Một (1) ảnh 5cmx5cm chụp trong vòng sáu tháng gần đây. Trang web này cung cấp thông tin về định dạng ảnh bắt buộc.
  • Trừ khi chương trình J của bạn được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ (với mã chương trình bắt đầu bằng chữ "G"), bạn phải có biên nhận đóng phí  xin thị thực không định cư. Mức phí là 160 đô la Mỹ, được thanh toán bằng tiền tệ địa phương và phí này không được hoàn lại. Trang web này có thêm thông tin về việc thanh toán lệ phí này. Nếu Thị thực được cấp, có thể bạn phải đóng thêm khoản phí  cấp thị thực, tùy theo quốc tịch của bạn. Trang web của Bộ Ngoại giao có thể giúp bạn tìm hiểu liệu bạn có phải thanh toán lệ phí  cấp Thị thực không và lệ phí là bao nhiêu. 
  • Mẫu đơn DS-2019đã được chấp thuận từ chương trình của Hoa Kỳ.
  • Trừ khi chương trình J của bạn được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ (với mã chương trình bắt đầu bằng chữ "G"), bạn phải thanh toánlệ phí SEVIS của Mẫu đơn I-901. Xem Trang web SEVIS để có thêm thông tin.

Ngoài những giấy tờ này, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn thông qua dịch vụ này. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.

Cách Xin Thị Thực

Bước 1

Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị thực  Không Định cư Điện tử (DS-160).

Bước 2

Thanh toán lệ phí xét đơn xin Thị thực.

Bước 3

Lên lịch hẹn của bạn trên trang web này. Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:

  • Số hộ chiếu
  • Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị Thực. (Nhấp vào đâynếu bạn cần trợ giúp tìm số này).
  • Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn
Bước 4

Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin Thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn và biên nhận thanh toán phí xin Thị thực gốc. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.

Giấy tờ Hỗ trợ

Giấy tờ hỗ trợ chỉ là một trong nhiều yếu tố mà viên chức lãnh sự sẽ cân nhắc trong cuộc phỏng vấn của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin Thị thực và cân nhắc các yếu tố về công việc, xã hội, văn hóa và các yếu tố khác trong khi quyết định. Viên chức lãnh sự có thể xem xét dự định cụ thể của bạn, hoàn cảnh gia đình, kế hoạch và dự định lâu dài trong quốc gia thường trú của bạn. Mỗi hồ sơ sẽ được xét duyệt riêng biệt theo đúng qui định của luật pháp.

Lưu ý: Không xuất trình giấy tờ giả. Gian lận hoặc trình bày sai có thể dẫn đến việc không đủ điều kiện xin Thị thực vĩnh viễn. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bảo mật, hãy mang theo giấy tờ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong một phong bì được dán kín. Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai và sẽ tôn trọng tính bảo mật của thông tin.

Bạn nên mang theo những giấy tờ sau đến buổi phỏng vấn:

  • Giấy tờ thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ về tài chính, xã hội và gia đình đối với đất nước của bạn mà sẽ khiến bạn phải trở về quốc gia của mình sau khi chương trình học tập tại Hoa Kỳ kết thúc.
  • Giấy tờ về tài chính và mọi giấy tờ khác mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ việc xin Thị thực và cung cấp bằng chứng tin cậy rằng bạn có đủ ngân sách sẵn có để thanh toán mọi chi phí cho năm học đầu tiên và rằng bạn có quyền sử dụng ngân sách đủ để chi trả mọi chi phí trong khi bạn lưu trú tại Hoa Kỳ.
  • Bản sao các bản sao kê ngân hàng sẽ không được chấp nhận trừ khi bạn cũng có thể xuất trình bản sao kê ngân hàng gốc hoặc sổ sách ngân hàng gốc.
  • Nếu bạn được người khác tài trợ về tài chính, hãy mang theo bằng chứng về mối quan hệ của bạn với người tài trợ (chẳng hạn như giấy khai sinh của bạn), mẫu đơn thuế gốc gần đây nhất của người tài trợ và sổ sách ngân hàng của người tài trợ và/hoặc chứng nhận tiền gửi cố định.
  • Các giấy tờ thể hiện sự chuẩn bị học tập. Các giấy tờ hữu ích bao gồm bản sao học bạ (ưu tiên bản gốc) có điểm số, chứng chỉ, chứng nhận  (trình độ A, v.v.), điểm SAT, TOEFL, v.v. và các bằng cấp.

Giấy tờ Hỗ trợ cho Người phụ thuộc

Nếu bạn có người phụ thuộc, bạn cũng phải cung cấp:

  • Bằng chứng về mối quan hệ của bạn với vợ/chồng và/hoặc con (chẳng hạn như giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh).
  • Mỗi người vợ/chồng hoặc con phải có Mu đơn DS-2019 riêng. Mẫu đơn này được dùng để xin thị thực  cho vợ/chồng hoặc con đến Hoa Kỳ cùng bạn với tư cách là đương đơn chính  có thị thực trao đổi văn hóa  hoặc đến ở với bạn tại Hoa Kỳ sau này.

Thông tin Thêm

Để có thêm thông tin về Thị thực dành cho khách trao đổi, truy cập trang web của Bộ Ngoại giao.